Nói đến thơ mầu người ta thường nghĩ một cách bộc trực từng mầu sắc phải vào đúng vị trí của nó. Theo tôi nghĩ, mầu sắc không thể chạy theo ngôn ngữ được, chính vì vậy khái niệm thơ mầu cũng cần hiểu khác đi. Tôi hiểu thơ mầu chỉ là một mảnh giấy có pha trộn mầu sắc một cách ngẫu nhiên (không theo một quy luật nào cả) trên đó là một bài thơ. Để làm việc đó một cách có quy luật, ta nên chọn những từ điệp để "rải rác" mầu.
Từ "rải rác" ở đây cũng có nghĩa là mầu mè đậm nhạt đưa vào một cách tùy ý (như giọt nước thấm trên tờ giấy bản - chú ý những máy tính hiện nay không có cảm hứng không làm tốt được việc này!). Vậy người làm thơ mầu phải vừa là nhà thơ vừa là một họa sĩ và người đọc cũng nên rèn luyện theo chiều hướng này.
Hiện nay hình dung một bài thơ đẹp với mầu sắc hài hòa còn khó cũng như đối với người đọc. Ở đây ngoài dùng từ điệp ra không có một ràng buộc nào đối với người làm và tô vẽ thơ mầu. Làm thơ mầu dùng từ điệp khó hơn vì phải giảm lượng ngôn từ và sắp đặt vị trí các mảng mầu theo chủ định của người làm thơ. Khó hơn cả là việc bố trí mầu sắc cho thật hài hòa phù hợp nội dung bài thơ.
Cẩm Thạch