Nói đến thơ mầu người ta thường nghĩ một cách bộc trực từng mầu sắc phải vào đúng vị trí của nó. Theo tôi nghĩ, mầu sắc không thể chạy theo ngôn ngữ được, chính vì vậy khái niệm thơ mầu cũng cần hiểu khác đi. Tôi hiểu thơ mầu chỉ là một mảnh giấy có pha trộn mầu sắc một cách ngẫu nhiên (không theo một quy luật nào cả) trên đó là một bài thơ. Để làm việc đó một cách có quy luật, ta nên chọn những từ điệp để "rải rác" mầu.
Từ "rải rác" ở đây cũng có nghĩa là mầu mè đậm nhạt đưa vào một cách tùy ý (như giọt nước thấm trên tờ giấy bản - chú ý những máy tính hiện nay không có cảm hứng không làm tốt được việc này!). Vậy người làm thơ mầu phải vừa là nhà thơ vừa là một họa sĩ và người đọc cũng nên rèn luyện theo chiều hướng này.
Hiện nay hình dung một bài thơ đẹp với mầu sắc hài hòa còn khó cũng như đối với người đọc. Ở đây ngoài dùng từ điệp ra không có một ràng buộc nào đối với người làm và tô vẽ thơ mầu. Làm thơ mầu dùng từ điệp khó hơn vì phải giảm lượng ngôn từ và sắp đặt vị trí các mảng mầu theo chủ định của người làm thơ. Khó hơn cả là việc bố trí mầu sắc cho thật hài hòa phù hợp nội dung bài thơ.
Cẩm Thạch
Tôi là một độc giả mới tìm được trang web này, và rất thích ý tưởng về thơ mầu, cũng mong muốn được chia sẻ cùng tác giả những suy nghĩ của mình:
Trả lờiXóa- ý tưởng dùng mầu sắc như một kênh bổ sung để truyền tải thông điệp, ở đây có thể là thông điệp ý thơ, giai điệu, cảm xúc,... là một ý tưởng hay cũng giống như việc ngâm thơ để truyền tải giai điệu, nhạc điệu bên cạnh ý nghĩa và vần điệu lời thơ...hay phổ nhạc cho thơ thành bài hát
- Như vậy bài thơ hay dở có thể do người ngâm hoặc hát hay hay dở chứ không đơn thuần là do bản thân bài thơ đó hay dở nữa.
- Việc gieo mầu sắc cũng vậy, tuy nhiên tôi có một suy nghĩ là cần chú trọng cả phông nền (hoàn cảnh) khi gieo mầu cho lời thơ.
Ví dụ ngay trong đoạn viết này những chữ mầu đỏ rất khó đọc do không phối hợp được với nền đen của trang web này, do vậy để đọc dễ hơn tôi phải chọn bôi đen tất cả các chữ khi đấy có thể đọc được ý nghĩa, vần thơ, hiểu được thông điệp mà nhà thơ muốn truyền đạt nhưng không cảm nhận được mầu sắc của đoạn văn.
Thơ, mầu và vần điệu cũng cần hài hòa với phông nền hay bối cảnh xung quanh không thể tách rời thực tế
Chỉ khi kết hợp hài hòa được như vậy thì sức sống của thơ mầu sẽ mãnh liệt hơn, chinh phục được nhiều người hơn là những mảnh mầu riêng lẻ trên một phông nền lạc lõng.
Xin chúc nhà thơ có thêm nhiều bài thơ hay cho cuộc sống thêm mầu sắc
Cầu Vồng
Cám ơn bạn đã hưởng ứng thơ màu và có những nhận xét sâu sắc,tôi cũng đồng ý với hai nhận xét đầu của bạn,riêng đối với nhận xét ba có một vài điểm cần lưu ý sau:trong thơ hay tập trung vaò ý tứ thơ và vần điệu tìm màu theo ý của bài thơ (như bạn nói nếu bôi đen các từ thì sẽ không còn cảm nhận được gì về màu sắc).Đó cũng là rào cản chính làm cho thơ màu không phát triển được,mặc dù cảm nhận về màu sắc của chúng ta là rất lớn.Để có cảm nhận này cần có sự nỗ lực của bản thân và cần thời gian để tạo sự cảm nhận cần thiết,cần tìm hiểu mối tương quan giữa tứ và màu,giữa vần và màu,giữa cấu trúc thơ và màu sắc v.v.(không có nhu cầu thì không tạo được thói quen cần thiết).Theo tôi,ta nên đặt vấn đề hơi khác đi một chút:hãy coi màu sắc độc lập với ý nghĩa ,coi nó như nguyên liệu để tạo dựng bài thơ bổ sung cho những khiếm khuyết còn tồn tại.Nếu hiểu như vậy thì mọi chuyện trở nên đơn giản ,vấn đề còn lại là tìm cách đưa màu vào bài thơ,phân bố màu một cách hài hòa hợp lý hỗ trợ cho những tác nhân khác trong thơ.(Tôi đã làm:tạo những cột mốc màu bằng dùng từ điệp,bằng cách này tôi có thể đặt màu ở những vị trí khác nhau,có thể reo rắc thêm nhịp điệu của bài thơ và nhiều khả năng khác(điệp từ,điệp câu hay cả đoạn thơ như đã làm).Nói quá đi:màu sắc trong thơ giống hệt chiếc áo khoác của cô gái biểu diễn thời trang,nếu cần có thể bỏ đi hoặc thay các thứ khác hoặc không mặc gì cả (trường hợp bạn góp ý cho phông hoặc hoàn cảnh tôi đã giành cho những bài thơ không màu).Một lần nữa cảm ơn bạn,mong rằng ta sẽ còn nhiều dịp trao đổi với nhau.V.A.PHI
Trả lờiXóa